Trào lưu lấy chồng Hàn Quốc: Khi Nhà nước “làm mai” | |||||
---|---|---|---|---|---|
Thứ Sáu, 10/06/2011 --- cập nhật 02:34 GMT+7 | |||||
Trước phong trào “sôi sục” lấy chồng ngoại, năm 2008, Hội Phụ nữ Hải Dương thành lập Trung tâm Tư vấn giới thiệu hôn nhân với mong muốn tư vấn cho các cặp kết hôn có yếu tố nước ngoài để họ đỡ nuôi ảo mộng và có kiến thức, hiểu biết vững vàng hơn về đất nước mà họ tới làm dâu.>> Bi hài "sáng xem mặt, chiều cưới, tối làm vợ" Trào lưu “vui thì đi” Hơn 3 năm qua, Trung tâm Tư vấn giới thiệu hôn nhân Hải Dương (Trung tâm) đã tư vấn cho hơn 300 trường hợp ghi chú hôn nhân do Sở Tư pháp chuyển qua. Từ năm 2010, Chính phủ giao trách nhiệm “mai mối” hôn nhân với người nước ngoài cho Hội Phụ nữ, Hải Dương được chọn là một trong hai tỉnh làm điểm mô hình giới thiệu kết hôn với người nước ngoài (cùng với TP. Hồ Chí Minh). Trung tâm đã liên kết với Trung tâm Văn hóa phụ nữ Việt Nam tại Hàn Quốc để đảm bảo tìm được các chàng rể đáng tin cậy. “Từ thực tế làm tư vấn ở Trung tâm, chúng tôi nhận thấy nhiều cô gái rất… vô tư, thậm chí vô trách nhiệm với hôn nhân của mình”- chị Thu Hà (nhân viên) nói. Lý do lấy chồng Hàn Quốc của các cô là muốn “đổi đời”, hoặc thấy cảnh bên đó đẹp, nam giới bên đó vừa đẹp trai vừa ga lăng với phụ nữ (xem phim) nên thích được như thế. Hơn nữa, với sự tán dương của những người môi giới, không ít các cô háo hức lao theo mà không ý thức được việc mình làm.
Trong số 50 hồ sơ đăng ký tại Trung tâm, có đến 50% trường hợp các chị đã ly hôn, có con nhỏ. Các chị không hy vọng tìm được người đàn ông Việt trân trọng và yêu thương con mình. Có 2 chị đã ly hôn với người Hàn Quốc nhưng vẫn quyết tâm ra đi lần nữa. “Các em chỉ muốn lấy chồng ngoại thật nhanh mà không hề có bất cứ mường tượng hay lo lắng về cuộc sống một mình nơi đất khách quê người với người xa lạ, đến tiếng cũng không hiểu” – bà Nguyễn Thị Yến – Giám đốc Trung tâm bày tỏ.
Cưới ai cũng cần hiểu và yêu thương Không dám liều lĩnh đặt cuộc đời mình và con gái cho những người môi giới, chị Nguyễn Mai Khanh (TP. Hải Dương), sinh năm 1974, đã nộp hồ sơ vào Trung tâm. Và hạnh phúc sớm mỉm cười với chị. Chồng chị hơn chị 20 tuổi, làm nghề nông và theo lời giới thiệu của Trung tâm bên Hàn Quốc, anh có một trang trại nhỏ. Anh cũng đã ly hôn, con cái lớn. “Vừa nhìn thấy anh ấy, chị đã không ưng. Vì anh ấy già, nhìn hơi quê, chị đã định quay ra. Nhưng mấy em ở Trung tâm thuyết phục chị cứ ngồi nói chuyện” - chị Khanh kể.
Hóa ra anh rất chân thành và hiểu biết. Anh bảo chị: “Anh ưng em lắm rồi. Nhưng anh biết anh nhiều tuổi hơn em, hình thức cũng chỉ có thế nên em suy nghĩ cho thật kỹ. Nếu em ưng thì anh hứa sẽ không làm em khổ”. Anh đề nghị cho chị về thăm nhà trọ nơi chị ở. Nhìn căn nhà tuềnh toàng, anh đã ôm chị và đứa con gái 4 tuổi của chị mà khóc. “Tôi đã cảm động trước sự chân thành, ấm áp mà anh ấy dành cho tôi và con. Từng này tuổi rồi, tôi chỉ muốn có một người yêu thương, quan tâm đến mình thật lòng” – chị Khanh cho biết. Cuối tháng 6 này chị và con sẽ bay sang sống cùng anh. Tại Trung tâm, các cô gái tìm được ý trung nhân sẽ được làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam (không chấp nhận ghi chú hôn nhân). Các cô dâu sẽ được tham gia một khóa học “tiền hôn nhân” 2 tháng. Ngoài tiếng, các cô được học về văn hóa, ẩm thực và nếp sống của người Hàn Quốc, dạy nét đẹp văn hóa của Việt Nam, định hướng về tư tưởng để hy vọng sau này, các cô sẽ phát huy được hình ảnh đẹp của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Mọi chi phí đều do Trung tâm đảm nhiệm. “Chúng tôi tư vấn hàng trăm trường hợp nhưng chẳng có trường hợp nào vì nghe chúng tôi tư vấn mà bỏ ý định lấy chồng Hàn Quốc. Tuy nhiên, các em sẽ có lựa chọn thận trọng hơn và có thêm kỹ năng để biết cách chăm lo cho mình” – bà Yến cho biết. Trước những vụ việc cô dâu Việt Nam bị sát hại, bị ngược đãi, bà Yến cho rằng, thay vì cấm cản (vì có cấm cũng không được), thì cần có quy định các cô gái kết hôn có yếu tố nước ngoài phải có kiến thức, ngoại ngữ phù hợp với đất nước mình đến. Có như vậy mới giảm thiểu sự rủi ro cho chính các cô nơi xứ người.
Theo Dân Trí |
한국 남성과의 결혼 열풍 : 나라가 중매를 설 때.
2011년 6월 10일 금요일 2:34분.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
외국 남편을 맞이하는 뜨거운 움직임이 있기 전, 2008년, 하이증 시의 여성연맹은 국제결혼을 희망하는 여성들에게 그릇된 환상을 경계하며 그들이 신부로 살게 될 나라에 대한 확실한 이해를 돕기 위해 혼인 소개 자문 센터를 설립하였다.
>> 비극 “오전에 얼굴보고, 오후엔 결혼식, 저녁엔 신부가 되는..”
“즐거우면 가는” 성향, 흐름.
최근 3년 동안, 하이증 시의 혼인 소개 자문 센터 (이하 ‘센터’)는 300건 이상의 사법부를 통한 기주결혼 대상자들을 대상으로 상담활동을 펼쳐왔다. 2010년부터는, 정부에서 여성연맹에 국제결혼 중매의 책임을 부여하였고, 하이증 시는 호치민 시와 함께 국제결혼 시범 관할구역으로 선정되었다. 센터는 믿을만한 신랑감을 찾는 일을 감당하기 위해 한국의 베트남여성문화센터와 연계하였다.
센터에서 상담을 하는 현실 가운데, 우리는 아주 많은 여성들이.. 자격이 없으며 심지어는 자신의 결혼에 대해 아무런 책임감이 없다는 것을 알게 되었다. - 투하 씨는 (센터 직원) “한국으로 시집을 가려는 많은 여성들은 인생을 바꾸기 위해서, 혹은 그 곳의 경치가 아름답기 때문에, 그 곳의 남성들은 잘생겼고 자상하기 까지 하기 때문에(영화를 보고) 한국으로의 국제결혼을 선호한다. 그들은 소개를 받은 사람을 과하게 칭찬하기까지 하는데, 자신이 지금 하고 있는 일에 대한 의식도 전혀 없는 채 기대하고 열광하며 자신을 던지는 여성들이 적지 않다.” 라고 말했다.
하이증의 마이카잉 씨 결혼식.
센터에 등록된 50여 서류 중에, 이미 이혼했으며, 아이가 있는 여성들의 서류가 50%에 달한다. 그들은 그들을 존중해주며 그들의 자녀들을 사랑해줄 수 있는 남성을 베트남에서 찾을 수 있다고 희망하지 않는다. 어떤 두 여성은 이미 한국 남성과의 이혼 경험이 있음에도 불구하고 다시 한 번 시도하기로 결심했다. - “국제결혼을 선호하는 여성들은 빠른 진행을 원하며 어떠한 애매모호한 점이 있어도 개의치 아니하고 자신의 고향에서 멀리 떨어진 객지에서 다른 문화의 사람들과의 삶, 언어도 이해하지 못하는 점에 대해 전혀 걱정하지 않는다.” 센터장 ‘응우엔 티 이엔’의 말
누구와 결혼하던지 이해하고 사랑하는 것이 필요.
“중계해준 사람들을 위해서라도 내 딸 아이와 나의 인생을 감히 함부로 살 수 없다”, 응우엔 마이 카잉씨는 센터에 서류를 접수하였다. (하이증 시, 1974년 생) 그리고 곧 행복은 그녀와 함께 미소를 지었다. 그녀보다 20살이나 많고, 농업을 하고 있으며 한국 센터의 소개를 받은 그녀의 남편은 현재 작은 농장을 하나 가지고 있다. 그도 이혼했으며, 다 큰 자녀들이 있다. “그를 처음 봤을 때, 그녀는 마음에 들지 않았다. 왜냐하면 그는 나이가 많고, 촌스러워 보여 맞선을 그만 보고 나오려 했는데 센터의 몇 몇 직원들이 일단 앉아서 이야기라도 좀 해보라고 계속 설득하였다.” - ‘마이 카잉’씨의 말
알고 보니 그는 참 성실하고 포용력이 넓었다. 그는 내게 말했다. “나는 네가 참 마음에 든다. 그렇지만 나는 나이도 많고 외모도 그러하니, 신중하게 생각해 다오. 만약에 나를 선택한다면 다시는 어려운 삶을 살게 내버려 두지 않을 거라 약속한다.” 그는 그녀가 지금 살고 있는 곳을 함께 가 보기로 제안했다. 작고 초라한 집을 본 순간, 그는 그녀와 울고 있는 그녀의 딸을 안아주었다. “저는 제와 제 딸아이에게 보여준 그의 성실함과 따뜻함에 감동받았어요. 이 나이가 되도록, 저는 그저 저를 사랑해주고 진심으로 제게 관심을 가져 주는 한 사람이 생기기를 소망했었어요.” - ‘마이 카잉’씨가 알려주었다. 올 6월말 그녀는 딸아이와 함께 한국으로 가서 그와 함께 산다.
센터에서, 각 여성들은 상대방의 뜻을 발견하게 되면 베트남에서 결혼 등록 수속을 하게 된다. (기주결혼은 허용하지 않음) 각 신부들은 “결혼 전에” 라는 과정에 2달 동안 참여하게 된다. 언어 외에도, 그들은 문화, 음식 그리고 한국인들의 생활양식에 대해 배우고, 베트남의 아름다운 문화에 대해서도 가르치며, 미래의 희망에 대한 방향성을 잡아 줘서, 다른 나라 사람들에게 베트남인의 아름다운 모습을 발휘할 수 있게끔 도와준다. 모든 비용은 센터가 부담하고 있다.
“우리는 수 백 가지의 상황들에 직면하여 상담하였지만, 우리가 상담을 해서 한국인 남성과 결혼을 포기한 상황은 단 한 상황도 없었다. 물론, 여성들은 좀 더 신중히 선택을 할 것이고, 자신을 가꾸는 방법을 알기 위해 기술들도 더할 것이다.” - ‘이엔’씨가 알려주었다. 베트남 신부가 살해당한 사건 그리고 학대당하는 많은 일들 앞에 ‘이엔’씨는 ‘국제결혼을 금지하고 구속하는 대신 (왜냐하면 금지하는 것도 안 되기 때문), 국제결혼을 하는 여성들은 자신이 가게 될 나라에 대한 지식이 있어야 하고, 그에 부합한 언어능력이 있어야 한다는 규정이 필요하다고, 그래야만 실패와 위험이 줄어들 것이라고 생각하였다.
외국 남성과 결혼하는 것은 글로벌 시대의 하나의 기본적인 흐름이다. 물론 나는 베트남 여성들이 이런 식으로 자신의 자격을 스스로 낮춘다는 것을 들었을 때 마음이 참 아팠다. 급하게 신랑을 찾고, 모험적이며, 심지어 사람들에게 상품처럼 보이기 위해 옷을 벗는 일들. 만약 스스로 자신의 인격을 지키지 않는다면, 어떻게 남편에게 존중받으며 사랑받기를 희망할 수 있겠는가. 레 티 뀌 - 성과 발전 연구센터 소장