Thêm một thảm kịch cô dâu lấy chồng Hàn Quốc
23:09:00, 14/02/2008 Mai Trâm |
|
| Lan và chồng trong ngày cưới - Ảnh do gia đình cung cấp | Sáng ngày 14.2, phóng viên Thanh Niên đã có mặt tại căn nhà của gia đình cô Trần Thanh Lan - cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc vừa nhảy lầu tự tử nơi xứ người theo thông tin của báo chí sở tại.
Trong căn nhà chưa đầy 12m2 chỉ có cái giường ngủ và vài cái ghế nhỏ, nằm trong con hẻm số 126/5 đường Võ Tánh, khu vực Yên Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, chỉ có bà Mai Thị Huyện (83 tuổi, bà ngoại và là người nuôi dưỡng Lan từ lúc lọt lòng năm 1986) cùng người dì ruột của Lan là bà Huỳnh Thị Bảy. Riêng mẹ của Lan là bà Huỳnh Kim Anh, từ Tết đến nay vẫn đang ở TP.HCM để thăm dò tin tức về người con xấu số của mình. Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc để gặp bà Kim Anh, nhưng được biết bà đã suy kiệt tinh thần sau khi nhận được hung tin, hiện đang rất yếu nên không thể nghe điện thoại được.
Trong năm 2007, đã có ít nhất 2 thảm kịch cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc. Ngày 30.4.2007, cô Lê Thị Kim Đồng, quê ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã tử vong khi tìm cách trốn khỏi nhà tại chung cư ở TP Daegu (miền trung Hàn Quốc). Cô Lê Thị Kim Đồng đang có thai, do bị gia đình nhà chồng hành hạ nên đã tìm mọi cách trốn thoát. Ngày 9.8.2007, cô Huỳnh Mai (20 tuổi, ở Kiên Giang) được tìm thấy trong tầng hầm căn nhà của chồng sau 8 ngày bị giết với 18 xương sườn bị gãy. Sau gần 2 tháng sang làm vợ, Huỳnh Mai cảm thấy chán nản với cuộc sống nơi đất khách nên xin chồng cho về Việt Nam. Người chồng đã đánh Mai đến chết. |
Bà Huyện kể trong nước mắt: Khi vừa chào đời thì cha, mẹ Lan đã chia tay, vì cuộc sống khó khăn nên mẹ Lan đem con về cho bà nuôi dưỡng, bà cháu buôn bán sống qua ngày. Lan chỉ học đến lớp 6 thì nghỉ học để phụ giúp bà và mẹ bán khoai mì nướng trong xóm. Cách đây vài tháng có người mai mối hứa đưa Lan lên TP.HCM lấy chồng Hàn Quốc. Thương ngoại và mẹ, muốn trả hiếu cho người nuôi dưỡng nên Lan đồng ý. Cô cũng ước ao qua đó cố gắng làm ăn trong vài năm sẽ gửi tiền về cho mẹ và ngoại sửa lại căn nhà để che mưa, tránh nắng.
Dù rất thương cháu nhưng vì hy vọng Lan sẽ có cuộc sống sung sướng nơi xứ người nên bà Huyện và bà Kim Anh đã đồng ý cho Lan theo người môi giới lên TP.HCM. Sau nhiều lần được dẫn đi coi mắt mà vẫn chưa có người chọn, nhớ nhà Lan thường xuyên điện thoại về và tỏ ý muốn từ bỏ ý định lấy chồng Hàn Quốc. Nhưng nghĩ đến việc nếu quay trở về thì tiền đâu để bồi thường cho người môi giới đã lo chỗ ăn, ở trong hai tháng qua, Lan đành buông xuôi cho số phận.
|
Ngoại và dì ruột của Lan trong buổi tiếp xúc với PV Thanh Niên - Ảnh: M.T |
Cuối cùng, trong một đợt coi mắt để chọn vợ của một đoàn khách Hàn Quốc vào tháng 9.2007, Lan đã được ông [H] (37 tuổi) đồng ý và chỉ vài ngày sau thì đám cưới được tổ chức tại một khu du lịch tại TP.HCM. Bà Bảy, dì của Lan, còn nhớ rõ bên môi giới hôn nhân chỉ cho phép gia đình nhà gái lên dự đám cưới của con gái mình đúng 10 người; phía chú rể chỉ đặt đúng có một bàn tiệc (10 người) để chụp vài tấm ảnh. Đại diện phía đàng trai là một phụ nữ của trung tâm môi giới hôn nhân tại Hàn Quốc. Sau khi xong tiệc cưới thì bên nhà trai đưa cho gia đình Lan một phong bì; về đến nhà mở ra xem thì chỉ có 3,2 triệu đồng, trả tiền thuê xe lên TP.HCM dự đám cưới hết 1,2 triệu, gia đình Lan còn đúng 2 triệu.
Chiều ngày 14.2, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, bà Lê Thị Hải Yến - Trưởng phòng Hộ tịch Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết: Theo hồ sơ lưu trữ tại Phòng Hộ tịch, vào ngày 26.9.2007, cô Lan và ông Ha Jang Su có đến Sở Tư pháp để nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn theo đúng trình tự. Ngày 19.10.2007, Phòng Hộ tịch thực hiện việc phỏng vấn lần thứ nhất; ngày 19.11.2007 phỏng vấn lần thứ hai... Được biết, trong lời khai phỏng vấn thì cô Lan cho biết ông Su là nhân viên bán xăng tại Hàn Quốc, có thu nhập là 2.000 USD/tháng. |
Sau lễ cưới, chồng Lan về nước và khoảng 2 tháng sau, vào ngày 12.1.2008 Lan lên máy bay để sang Hàn Quốc. Thấy con gái không có một đồng, gia đình phải vay mượn hàng xóm chút ít để Lan phòng thân và mua ít quà cho gia đình bên chồng. Trả lời câu hỏi Báo Thanh Niên, là từ ngày sang Hàn Quốc đến khi gia đình nhận được tin Lan nhảy lầu tự tử, Lan có điện thoại về để tâm sự gì không, bà Huỳnh Thị Bảy cho biết là chỉ có 2 lần: lần thứ nhất là ngay sau khi đến sân bay, Lan có điện thoại về cho biết là đã được chồng ra đón; lần cuối cùng là 4 ngày trước khi Lan mất (26 Tết), gia đình nhận được điện thoại của Lan nhưng chỉ nghe Lan khóc và nói rằng nhớ nhà quá. Thấy con gái chỉ khóc nên mẹ Lan khuyên con nếu buồn quá thì cúp máy đi khi nào bình tâm, hãy điện về. Sau đó, gia đình Lan nhiều lần liên lạc sang Hàn Quốc, nhưng đều không gặp được Lan do bên kia cúp máy khi biết bên Việt Nam điện thoại sang. Không ngờ chỉ 4 ngày sau đó, chiều ngày 30 Tết (6.2.2008), một người môi giới tên Ngân tại TP.HCM đã điện báo cho gia đình biết là Lan đã nhảy lầu tự tử tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay gia đình chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía cơ quan chức năng nên bà Kim Anh đang cố tìm hiểu nguyên nhân cái chết của con gái mình. "Như vậy tính từ ngày cháu tui sang Hàn Quốc với chồng cho đến ngày mất chỉ vẻn vẹn có 25 ngày" - bà Bảy, dì của Lan nói trong nước mắt! |
출처 : http://www.thanhnien.com.vn
번역 : 베트남여성문화센터(VWCC)
"Một cô dâu Việt nhảy lầu tự tử ở Hàn Quốc
한국에서 베트남 신부가 고층빌딩에서 떨어져 자살했음."
"Trần Thị Lan, 22 tuổi, người Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, đã nhảy lầu tự vẫn ngày 6/2, đúng vào chiều 30 Tết. Cô mới sang nhà chồng chưa đầy một tháng và cảm thấy không hợp với cuộc sống ở xứ kim chi.
"
> Cô dâu Huỳnh Mai bị sát hại / Nỗi hối tiếc của một cô dâu
Báo chí trong nước dẫn nguồn tin từ báo Hàn Quốc và sứ quán Việt Nam tại nước này cho hay sau khi Lan đòi về quê, chồng cô đã mua vé máy bay nhưng cô chưa kịp về thì sự việc đau lòng đã diễn ra - cô được cho là đã nhảy qua lan can tầng 14 của khu chung cư ở thành phố Kyongsan và tử vong.
Tấm ảnh ngày cưới của Trần Thị Lan. Ảnh: CAND Online.
"Tại nhà cô ở quận Cái Răng, Cần Thơ, bà Mai Thị Huyện (83 tuổi, bà ngoại) và bà Hùynh Thị Bảy (51 tuổi, là dì ruột của Lan) kể về con đường lấy chồng Hàn của cháu gái. Trong khi đó, mẹ Lan là bà Huỳnh Kim Anh đang lên thành phố Hồ Chí Minh để hỏi các cơ quan chức năngvề nguyên nhân cái chết của con gái mình.
Can Tho성, Cai Rang 구에 83살인 베트남 신부의 외할머니와 51살인 그녀의 친 이모가 베트남 신부가 한국 남자와 결혼한 얘기에 대한 얘기했음. 그리고 그녀의 어머니는 자기 딸의 죽음 원인에 대한 물어보기 위해여 호치민시에 갔음."
"""Tui đã nuôi dưỡng con Lan từ lúc lọt lòng mẹ. Số nó thật khổ, chưa ra đời thì bố mẹ chia tay. Học đến năm lớp 6 phải nghỉ ở nhà phụ mẹ làm bánh sắn, bánh bò mang ra chợ bán kiếm sống qua ngày"", bà Huyện kể, trong căn nhà vách tôn rộng chừng 10 m vuông, đồ đạc chỉ gồm cái phản để ngủ và vài chiếc ghế nhựa cũ kỹ.
그녀의 외할머니는 ""태어났을 때부터 그녀가 저와 같이 살았어요. 애가 운이 없고 태어나기 전에 부모님이 헤어졌거든요. 중학교 1학년때부터 돈이 없으니 공부를 계속 못하고 집에서 엄마에게 떡 만든 것을 도와줘서 시장에서 떡을 팔았어요, 애가 면적이 약 10㎡ 정도인 스치로폼으로 만든 벽을 가진 집에서 살았고, 가구가 거의 없고,플라스틱의자 몇 개만 있고, 나무판에서 잤어요""라고 얘기했음"
"""Tháng 9 năm ngoái có người mai mối lên TP HCM lấy chồng Hàn Quốc. Thương tui và mẹ nó nên con Lan nhiều lần thủ thỉ có ý định sẽ đi lấy chồng Hàn Quốc để gởi tiền về cho mẹ và ngoại sửa lại căn nhà cho khỏi dột”.
장년에 중매자는 저희들에 호치민시에 가면 한국 사람과 결혼할 가능이 있다는 얘기를 해줬어요. 애가 나에게 할머니와 엄마를 생각해서 옛집을 고치기 위해서 한국 사람과 결혼할 생각이 있다는 것을 몇번 얘기했어요""라고 했음."
"Bà ngoại và mẹ Lan đồng ý cho cô theo người môi giới lên TP HCM sống tạm ở nhà của một phụ nữ được hơn hai tháng. Sau vài lần dẫn đi coi mắt, Lan không đồng ý vì họ quá già. Cuối cùng, Lan được ông [H] (36 tuổi) chấp nhận làm đám cưới.
외할머니와 라안 어머니는 라안이 중매자와 같이 호치민에 가서 아줌마 집에서 잠시 2달정도 살도록 허락했음. 선을 몇번 봤는데,(선을) 봤던 한국 남자들이 거의 나이가 많은 사람이라서 라안이 동의를 안 했음. 드디어, 라안은 36살인 [H씨]를 만나서 결혼하는 것을 동의했음"
Gương mặt bà ngoại của Lan khi kể chuyện về cháu gái, ngày 14/2. Ảnh: CAND Online.
"Bà Huỳnh Thị Bảy (dì của Lan), kể rằng chỗ môi giới chỉ cho phép gia đình nhà gái lên dự đám cưới 10 người và đặt đúng một bàn tiệc để chụp chỉ có một phụ nữ đại diện từ Hàn Quốc sang. Sau khi đám cưới xong, nhà trai đưa cho mẹ con Lan một phong bì trong đó có 3,2 triệu đồng.
라안의 이모인 Huynh Thi Bay는 ""중매자는 신부의 가족이 결혼식에 10명만 참석하는 것을 허락해서 사진을 찍기 위해서 한상을 예약했고 한국에서 온 대표자가 한명밖에 없어요. 결혼한 후에 신랑 가족은 라안과 라안의 엄마한테 3백2십만동인 봉투만 줬어요""라고 얘기했음"
"""Mẹ nó trả tiền thuê xe lên thành phố dự đám cưới hết 1,2 triệu đồng, chỉ còn lại 2 triệu"", bà Bảy kể.
라안의 이모는 ""결혼식에 참석하기 위해서 차 임대비를 백2십만동으로 지불해서 2백만동만 남았어요"" 라고 얘기했음"
"Trước khi lên máy bay sang Hàn Quốc vào đêm 11/1/2008, Lan không có tiền. Mẹ cô phải vay mượn bà con lối xóm một ít để con gái mua quà tặng mẹ chồng. Theo lời bà Bảy, từ ngày sang Hàn Quốc đến khi nhận được tin Lan nhảy lầu tự tử cô chỉ gọi điện thoại về Việt Nam hai lần, lần thứ nhất là khi xuống sân bay và lần cuối cùng là ngày 2/2 (bốn ngày trước khi cô qua đời)
2008년 1월 11일에 한국으로 가기전에 라안은 돈이 없었음. 시어머니에게 선물을 사 주기 위해서 라안의 어머니가 이웃사람한테서 돈을 빌려 라안한테 줬음. 라안의 이모 말대로 한국으로 간 이후, 고층빌딩에서 떨어져서 자살했다는 소식을 듣었던 날까지 라안이 집에 2번만 전화했음, 첫번째는 한국으로 간날이고 마지막번은( 자살하기4일전인) 2월2일이였음 "
"Trong cuộc điện thoại cuối cùng này, gia đình chỉ nghe Lan khóc và nói nhớ nhà, nhớ bà ngoại và mẹ. Lúc đó, mẹ Lan chỉ biết khuyên con cố gắng chịu đựng, một thời gian rồi sẽ quen.
마지막으로 통화하면서 라안은 울기만 하고 어머니, 외할머니와 가족이 보고 싶다는 것을 말했음. 그 때, 라안 어머니는 라안한테 참아서 시간이 지나가면 익숙해진다고 충고했음."
"Nhưng vào đúng chiều 30 Tết âm lịch, một người môi giới từ TP HCM điện thọai báo cho mẹ Lan là cô đã nhảy lầu tự vẫn tại Hàn Quốc.
그런데 음력 30일(양력 '08년 1월 5일)에 호치민에서 살고 있는 중매자가 라안 어머니와 전화로 통화해서 한국에서 라안이 고층빌딩에서 떨어지는 방법으로 자살하였다는 소식을 통보했음"
"Từ đó đến nay gia đình chưa nhận được thông tin chính thức nào nên bà Kim Anh lên TP HCM để tìm hiểu thông tin về cái chết của con gái. Liên lạc điện thoại với bà Anh không thực hiện được vì bà bị sốc mạnh sau khi nhận được tin con gái chết, phải vào bệnh viện điều trị.
그 이후부터 라안의 가족은 공식적인 연락이 없었으며, 라안의 어머니는 딸이 죽은 원인을 알기 위하여 호치민시에 갔음. 라안 어머니와 전화로 통화할 수 없음. 왜냐하면 그 사람은 딸이 죽은다는 소식을 듣고 나서 속상해서 병원에서 치료를 받고 있음."
"Vịn tay vào cánh cửa, bà Huyện nức nở: “Từ lúc con Lan sang Hàn Quốc với chồng đến ngày nó chết chưa đầy một tháng. Đau xót quá!"".
외할머니는 ""라안이 결혼해서 한국으로 간지 1달이 채 안 되는데 갑자기 나쁜 소식을 들어 너무 슬퍼요""라고 얘기하면서 울었음"
번역 : 베트남여성문화센터(VWCC)