한베생활정보

베트남의국어 쿼크큐를 만들어준 선교사

하티하이엔 0 1,698 2007.05.18 16:22
 

베트남의 국어 쿼크큐를 만들어준 선교사

 

중국 서남쪽 끄트머리에 길게 붙어있는 비엣남은 천년쯤 중국 지배를 받았고 150년쯤 프랑스 보호령과 식민지 역사를 겪었습니다.

그런데 중국문화권의 이 나라 문자는 알파벳으로 이루어져 있습니다.

.처음 비엣남을 방문하면 거리의 간판들이 알파벳인 것이 매우 이상해 보입니다.
알고보니 국어로 쓰이는 쿼크큐문자를

프랑스 선교사가 만들어 주었던 것입니다.

 

 베트남에 복음이 전해진 것은 1533년경. 중국으로가던 선교사들에 의해서였으며

예수회의 로드신부가 1624년에 입국해 수만 명에게 세례를 주면서 대목구가 설립되고 신학교와 수도회가 창설되었습니다.

 한자문화권의 베트남문자가 알파벳으로 이루어진 것이 바로 이 무렵 선교사들에 의해서였습니다.
아비뇽 출생의 로드신부는 하노이에 성당을 신축하고 중국의 마테오릿치처럼 베트남에 그리스도교문화를 개척합니다.

그런데 아주 심각한 난관에 봉착합니다. 글이 너무 어려워 교리를 가르칠 수가 없었습니다. 왜냐하면 베트남어는 음악성이 강해서 중국의 한문보다  더 어려웠던 것입니다. 중국어는 4성이고 베트남어는 6성이므로 베트남의 민족문자 추놈(Chu nom)은 한문보다 훨씬 더 복잡했습니다.

 선교사들은 문자가 어려워 교리를 가르칠 수 없는 이 문제를 어떻게 해결할 것인가 고민하다가  로마자로 표기하는 법을 시도했으나 시도에 그칩니다.

문자를 그것도 외국인이 만든다는 것은 너무나 어려운 일이기 때문입니다.

마침내 오랜 세월후 로드신부가  이 로마문자를 체계화하면서 6성의 억양 표시를 붙여 낱말의 뜻을 나타내는 쿼크큐(국어)를 완성해서 신자들에게 교리를 가르칩니다. 그리고 교리를 배우던 이  쉽고 합리적인  문자가 보급되면서 너도 나도  사용하게 됩니다. 차츰 문맹률이  낮아지고 관리들도 어려운 추놈문자보다 쿼크큐를 사용하게 되었는데  서방과의 교류조차 원활해져 이 로마자체계의 '쿼크큐'가 베트남의 정식문자가 되었습니다.

 

Trong lịch sử hình thành và phát triển, chữ Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.

Soạn: AM 872217 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chữ Hán

Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi.

Đến thế kỷ VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

Chữ Nôm

Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.

Chữ Quốc ngữ hiện nay

Soạn: AM 868569 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Việc chế tác chữ Quốc ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục dòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. Còn cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La đã khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine thì chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.

Sưu tầm

Comments

Category
Facebook Twitter GooglePlus KakaoStory NaverBand