한베생활정보

베트남에서 유명한 도시는 하노이,후에,다냥,냐짱,다랏

bluemoon 0 2,060 2008.01.30 17:04

Sơ lược về Việt nam | Các thành phố lớn của Việt nam | Việt nam qua những hình ảnh

Hà nội | Huế | Đà nẵng | Nha Trang | Đà lạt | Thành phố Hồ Chí Minh


Hà nội

Hà nội, thủ đô của Việt Nam, nằm bên bờ sông Hồng, cách khoảng 100km từ cửa sông. Con người đã tới đây định cư từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.

Vào năm 1010, Hà nội, vào lúc đó được gọi là Thăng Long, trở thành thủ đô đầu tiên của triều đại Việt Nam đầu tiên độc lập với Trung Quốc. Thành phố mang tên Hà nội chỉ từ năm 1831. Tuy nhiên, vào lúc đó, không phải Hà nội mà Huế mới là thủ đô của vương triều tại Việt Nam.

Vào năm 1882, Hà nội bị xâm chiếm bởi quân đội viễn chinh Pháp. Năm 1883, Pháp ép triều đình Việt Nam tại miền Bắc chưa bị thuộc địa hoá chấp nhận sự bảo hộ của người Pháp. Người Pháp đã chia Việt Nam về mặt hành chính thành thuộc địa Nam kỳ, triều đình bảo hộ Annam (Trung kỳ) và Bắc kỳ. Hà nội trở thành thủ phủ của Bắc kỳ.

Những công trình lớn hình thành nên Hà nội ngày nay được xây dựng trong thời kỳ quân đội Pháp chiếm đóng. Với những đại lộ lớn và những công trình mang kiến trúc và tinh thần Pháp, thành phố có một dáng dấp vô cùng quyến rũ.

Người Pháp đã rút khỏi Hà nội sau thất bại tại Điện Biên Phủ. Việt Nam được chia thành hai miền theo hiệp định Giơ-ne-vơ ký ngày 20/7/1954. Hồ Chí Minh đưa Hà Nội trở thành thủ đô của miền Bắc Việt Nam và bắt tay tập trung phát triển nền công nghiệp của thành phố.

Trong suốt thời kỳ quân đội Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam từ tháng 3/1965 tới tháng 10/1968, chính quyền đã di tản 75% dân cư Hà nội. Sau khi không còn bị ném bom đánh phá, thành phố đã nhanh chóng phát triển lại. Cho tới ngày nay, dân số Hà Nội đã trên 3 triệu người.

Tuy vậy, thành phố dường như không đông đúc như ở thành phố Hồ Chí Minh, (trước là Sài Gòn). Và cũng mặc dù Hà Nội là thủ đô chính trị của cả nước nhưng thành phố Hồ Chí Minh lại dẫn đầu về kinh tế.

Huế

Huế; nằm ở miền Trung Việt Nam, từng là kinh đô của vương triều nhà Nguyễn (tồn tại từ năm 1802 tới năm 1945). Tuy vậy, nhà Nuyễn chỉ nắm được chủ quyền của Việt Nam khoảng 100 năm. Đầu tiên, Pháp đã xâm chiếm Sài Gòn năm 1859 và năm 1862, họ mở rộng thuộc địa trên miền Nam Việt Nam. Sau đó, vào năm 1883, hạm đội Pháp tiến ra Huế; ép hoàng đế Việt Nam là Hiep Hoa chấp nhận sự thống trị của người Pháp trên toàn Việt Nam.

Về sau, chính quyền Pháp chia Việt Nam thành Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ. Hoàng đế Việt Nam bị buộc phải ở lại hoàng cung và quản lý công việc đại nội, điều chẳng khiến thực dân Pháp quan tâm. Nhưng sau vài thập niên, sự bố trí này đã làm xói mòn vai trỏ của hoàng cung tới hiện trạng Việt Nam. Ngày 24/8/1945, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, Bảo Đại, đã thoái vị - điều này không hề có ảnh hưởng thiết thực nào tới tình hình chính trị lúc bấy giờ.

Với dân số 350,000, Huế không phải là thành phố đặc biệt lớn tại Việt Nam hiện nay nhưng nó ẩn chứa sự lôi cuốn mạnh mẽ cho dù Huế phải chịu sự tàn phá nặng nề bởi chiến tranh hơn bất kỳ thành phố nào tại Việt Nam.

Huế rất nổi tiếng với mùa mưa của mình. Mùa mưa ở Huế kéo dài hơn trung bình tại Việt Nam, từ tháng 5 tới thàng 12 và thậm chí tới cả mùa thường được gọi lại mùa khô khi bình thường.

Đà nẵng

Đà Nẵng, khoẳng 100km phía nam của Huế, có một lịch sử rất đáng chú ý cho dù không phải đối với toàn bộ đất nước Việt Nam. Vào những thế kỷ trước, vùng đất Đà nẵng ngày nay được định cư bởi dân tộc Chàm. Dân tộc Chàm có thể đã nhập cư từ Indonesia tới vùng đất nay là một phần của Việt Nam.

Vương quốc Chăm-pa tồn tại từ thế kỷ thứ nhất (theo cách tính đạo Cơ đốc) tới năm 1720, là một đất nước giao thương quan trọng và là phần lịch sử nổi bật của vùng đất này. Năm 1471, quân đội của nhà Lê đã xâm chiếm vương quốc này. Vương quốc Chăm-pa đã bị thu hẹp trong khu vực nay là thủ phủ Nha Trang Việt Nam. Sau này, dân Chàm nhập cư tới vùng đất nay thuộc về Cam-pu-chia.

Nha Trang

Giống như Đà Nẵng, Nha Trang, cách khoảng 445km phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, nổi tiếng cho quá khứ không phải của người Việt Nam bởi nó là một thủ phủ quan trọng của vương quốc Chăm-pa. Sau khi quân đội nhà Lê xâm chiếm vùng đất phía bắc của vường quốc Chăm-pa năm 1471, dân Chàm đã rút về vùng đất nhỏ quanh Nha Trang.

Cách Nha Trang 50km về phía Nam, vịnh Cam Ranh là một trong những hải cảng tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh trở thành một trong những hải cảng quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Mỹ.

Đà lạt

Đà Lạt, khoảng 300km phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những thành phố không mang bản sắc Việt Nam nhất tại Việt Nam. Thành phố toạ lạc tại độ cao 1500m trên mặt nước biển, được xây dựng không phải bởi người Việt hay người Chàm mà bởi người Pháp, những người muốn tới Đà Lạt nghỉ ngơi để tránh cái nóng Sài Gòn.

Đà Lạt, khoảng 300km phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những thành phố không mang bản sắc Việt Nam nhất tại Việt Nam. Thành phố toạ lạc tại độ cao 1500m trên mặt nước biển, được xây dựng không phải bởi người Việt hay người Chàm mà bởi người Pháp, những người muốn tới Đà Lạt nghỉ ngơi để tránh cái nóng Sài Gòn.

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Trước khi thống nhất hai miền Nam Bắc tháng 4 năm 1975, thành phố mang tên Sài Gòn. Sau này, thàng phố mang tên Hồ Chí Minh, tên của lãnh tụ Miền Bắc trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tuy vậy cái tên Sài Gòn vẫn được dùng cho tới tận ngày nay trong nhân dân.

Vào lúc đỉnh điểm của chiến tranh, dân số thành phố vào khoảng 4.5 triệu người. Sau khi thống nhất, chính quyền cố gắng giảm tốc độ tăng dân số. Tới năm 1996, dân số của thành phố Hồ Chí Minh tăng trên 4 triệu người.

Người Việt đã đến định cư tại Sài Gòn và châu thổ sông Mê-kông chỉ từ thế kỷ 17 trở đi. Trước đó, vùng đất này được định cư bởi người Khơ-me (Cam-pu-chia).

Năm 1859, người Pháp đã đến xâm chiếm Sài Gòn và năm 1862, họ đưa Sài Gòn thành thủ phủ của Nam Kỳ. Sài Gòn đã mở rộng và được tái thiết theo phong cách Pháp với những đại lộ và những công trình trang nhã.

Thành phố Hồ Chí Minh là nhà của số đong người Trung Hoa. Như bất cứ nơi nào trên thế giới, người nhập cư gốc Hoa đã tụ hội thành các phố của người Hoa: khu Chợ Lớn


Hà nội | Huế | Đà nẵng | Nha Trang | Đà lạt | Thành phố Hồ Chí Minh

Sơ lược về Việt nam | Các thành phố lớn của Việt nam | Việt nam qua ảnh



Comments