Phong tục đón tết Nguyên Đán của dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam
Đối với những người dân châu Á chúng ta, đến thời điểm này khắp nơi mọi người lại tất bật chuẩn bị tổ chức đón tết âm lịch. Do cách tính thời gian riêng của người châu Á chúng ta nên, mỗi năm chúng ta được tổ chức 2 lần tết theo dương lịch và âm lịch. Chúng tôi xin giới thiệu tới các lữ khách phong tục và những đặc điểm của ngày tết âm lịch đối với 2 dân tộc Việt và Triều Tiên. Tuy có một số điểm chung nhưng vẫn có những bản sắc riêng về cách tổ chức ngày lễ lớn này của mỗi dân tộc.
Ngày tết tại Hàn Quốc: tổ chức cả 2 ngày theo lịch dương âm
Khác với không khí ồn ào khi tổ chức đón năm mới của các nơi khác tại châu Á, người Hàn Quốc có một năm mới khá yên bình với những người thân trong gia đình. Do sự hội nhập về văn hóa, những người dân trên bán đảo Triều Tiên thường tổ chức cả 2 ngày tết là tết dương lịch và tết âm lịch. Ngày tết âm lịch tại Hàn Quốc được gọi là So-nal, hầu hết các thành viên trong đại gia đình từ khắp nơi trở về và cùng nhau tổ chức ngày lễ đặc biệt này.
Lễ đón giao thừa
Trong ngày cuối cùng của năm cũ, người dân Hàn Quốc chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước cửa nhà để xua đi cái xui xẻo của năm cũ cũng như đón may mắn và tốt đẹp đến với năm mới. Những đứa trẻ sẽ cố gắng thức qua thời điểm nửa đêm vì theo truyền thuyết dân gian Triều Tiên, nếu chúng ngủ quên vào thời điểm này, mắt sẽ bị biến thành màu trắng.
Trang phục trong ngày tết
Trong ngày lễ Sol-nal, mọi người đều diện trang phục truyền thống của dân tộc Triều Tiên mới may dành riêng cho dịp tết. Những bộ trang phục này mang màu sắc riêng của ngày tết, chúng được trang trí bằng 5 màu chính và theo tiếng Triều Tiên nó được gọi là Sol-bim.
Món ăn đặc trưng của ngày tết.
Vào sáng sớm của ngày đầu tiên năm mới, các thành viên trong gia đình quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với chiếc bánh gạo và đậu xanh trong đó.
Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, họ tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa. Người Triều Tiên quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
Sol (nghi lễ chúc phúc)
Sau bữa sáng rất đặc biệt của ngày 1 tết, những người trẻ tuổi trong gia đình sẽ tổ chức nghi lễ đặc biệt chúc phúc tới ông bà trong gia đình, nghi lễ này được gọi là Sa-bae hay Sol. Nghi thức thực hiện khá cầu kỳ, đối với đàn ông, họ quỳ gối trước mặt ông bà, với 2 tay đặt trước trán, sau đó cúi thấp xuống lạy đến khi 2 tay chạm tới đất. Còn đối với phụ nữ còn phức tạp hơn thế, họ phải nhờ người đỡ để ngồi được bằng 2 tay, sau đó phải quỳ lạy ông bà bằng hông. Còn đối với những đứa trẻ, nghi lễ này thật thú vị, sau màn quỳ bái, chúng nhận được những phong lì xì nhiều màu từ ông bà, được gọi là Bok-ju-mo-ny, trong đó có những món tiền nhỏ với lời chúc mau ăn chóng lớn từ ông bà.
Những hoạt động giải trí trong ngày tết.
Sau nghi lễ chúc phúc, bọn trẻ ùa ra đường, bé trai tham gia cùng nhau thả diều và chơi quay còn các bé gái tham gia chơi bập bênh cùng nhau. Ở trong nhà, những người khác tham gia trò chơi dân gian Yut-no-ri. Những ngày tết là thời gian giải trí vui vẻ nhất của tất cả người dân tại bán đảo Triều Tiên, bời vì theo truyền thống từ ngàn đời, những ngày này cả đại gia đình sum họp, cùng nhau tổ chức ăn uống, trò truyện và vui chơi cả ngày.
Việt Nam: Lễ hội lớn diễn ra suốt 3 ngày
Chúng ta quen gọi những ngày này là Tết Nguyên Đán, và lễ hội diễn ra liền trong 3 ngày đầu tiên của năm mới. Với những sự kiện truyền thống được tổ chức trong 3 ngày này, có thể nói lễ hội Tết của dân tộc Việt là ngày lễ lớn nhất trong năm.
Từ lịch sử hơn 4000 năm của người Việt, ngày lễ Tết với những phong tục dường như không thay đổi từ xa xưa đến nay. Ngày tết người người đều diện những bộ quần áo mới, là thời gian để nhận được lì xì và lời chúc từ người thân, đi thăm họ hàng và bạn bè, gửi đến cho nhau những lời chúc tốt lành về một năm mới thịnh vượng và vượt qua được những khó khăn xui xẻo của năm cũ, cùng nhau thưởng thức hương vị đặc biệt của những món ăn ngày tết.
Đúng 7 ngày trước tết, người Việt tổ chức lễ tiễn ông Táo lên trời. theo tín ngưỡng truyền thống, ông Táo sẽ mang bản báo cáo về tình hình gia đình trong năm qua đến với Ngọc Hoàng, bữa tiệc nhỏ tiễn ông Táo và tục lệ thả cá chép để cho ông cưỡi chính là tỏ tấm lòng của chủ gia đình về công sức của ông Táo trong năm cũ và mong muốn ông Táo mang những điều tốt đep về cho năm mới.
Trước Tết vài hôm, mọi người quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ, trang hoàng bằng những nhánh đào, mai hoặc một cây quất sai trĩu quả. Trên bàn thờ gia tiên được trang trí thật lộng lẫy với mâm ngũ quả và những chiếc bánh chưng-biểu tưởng của ngày Tết Việt.
Khi năm mới đến, việc đón tiếp người khách đầu tiên của gia đình trong năm được đặc biệt coi trọng – còn gọi là xông đất, từ truyền thống lâu đời, những người con Việt tin rằng người khách đầu tiên của năm này sẽ mang tới may mắn, hạnh phúc trong cả năm tới gia đình.
Mọi người dành trọn thời gian của 3 ngày tết vào việc đi thăm và tiếp đón bạn bè, họ hàng, với những lời chúc tốt đẹp ngày đầu năm, cùng những món đặc biệt chỉ có trong những ngày tết: thịt mỡ nấu đông, bánh chưng, dưa hành, …
Vào ngày thứ 3 của năm mới, người Việt tiến hành lễ tắt nhang, đó là dấu hiệu để kết thúc các ngày lễ đầu năm mới, ở các thành phố lớn sau ngày này mọi hoạt động và sinh hoạt lại diễn ra như thường ngày. Tuy nhiên do đặc điểm đa dân tộc của Việt Nam và tùy thuộc vào phong tục của từng miền, ở một số địa phương lễ hội năm mới còn diễn ra tới giữa tháng tức là ngày 15 tháng Riêng.
Các lữ khách thân mến, game Con Đường Tơ Lụa là game được Joymax- một công ty của Hàn Quốc sản xuất. Tuy Hàn Quốc và Việt Nam có những phong tục đón tết Nguyên Đán khác nhau nhưng chính Joymax đã hứa hẹn chuẩn bị một chùm sự kiện đặc biệt để các lữ khách trên Con Đường Tơ Lụa cùng đón tết Nguyên Đán năm nay với những ấn tượng khó phai…
Nguồn: Khám phá Châu Âu