한베생활정보

Món ăn ngày tết của H�…

하티하이엔 0 1,807 2008.01.14 17:14

Món ăn ngày Tết của Hàn Quốc

 Người Hàn Quốc quan niệm, dùng kim chi, tương ớt nhiều trong năm mới sẽ  gặp nhiều điềm lành, đặc biệt là đối với giới doanh nhân. Ngoài ra, món  Tok và Garettok cũng là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết. Chúng được làm từ các loại thịt gia súc và gia cầm và được chiên lên. Sau bữa ăn, mọi người thường uống một loại nước có tên là Poricha, được làm từ trà pha chế với bột lúa mạch. Riêng loại rượu Gui balki sool thì bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc ai cũng phải uống dù ít hay nhiều để lấy may. Người Hàn Quốc thường cho rằng, nếu mua các món trên sẽ không có lộc bằng tự tay làm lấy. Ngoài ra, người Hàn Quốc cũng chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên vào ngày Tết. Bàn cúng ngày giỗ tùy từng nhà có sự khác nhau nhưng thường được bày hạt dẻ, táo đỏ, gossgam (quả hồng ép khô), lê... và các loại bánh trái như Yakgwa, Dasik...

Người Hàn Quốc chế biến món ăn  theo kiểu nướng, xào, nấu, hấp, hầm. Hầu hết các món ăn, người ta đều cho các loại gia vị như  xì dầu, hành, tỏi, muối trộn dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, bột ớt... Trên bàn ăn thường có cơm và canh, kim chi, tương nhưng tuỳ theo số món ăn mà có 3 đĩa, 5 đĩa, 7 đĩa, 9 đĩa được bày ra, có lúc tới 12 đĩa được bày trên bàn ăn. Dù số món ăn có tăng nhưng nguyên liệu và phương pháp nấu vẫn không bị trùng lặp. Khi dọn bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt ở bên phải bát cơm, sau đó đặt thức ăn rồi món chấm đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau đặt bên trái. Đũa thìa đặt bên phải bàn, thìa đặt lên phía trước.

Tổ tiên của người Hàn Quốc rất coi trọng lễ tiết truyền thống khi ăn uống. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn trong trang phục gọn gàng. Người nhiều tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì người lớn, trẻ con trong nhà mới lần lượt cầm thìa đũa. Khi ăn cơm phải ăn từ tốn và không để lộ thức ăn trong miệng; không đồng thời cầm cả đũa, cả thìa và không nhấc bát lên khỏi bàn. Sau khi bữa ăn kết thúc, người nhỏ tuổi đứng dậy sau khi người lớn tuổi hơn trong nhà đã rời bàn ăn được coi là lễ phép.

Xuân Mai (theo Korea tourist) 
Xuất xứ: Hội nông dân Việt nam.

Comments